• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TPHCM: Áp dụng nghiêm các biện pháp phòng dịch COVID-19

(Chinhphu.vn)- Kiểm tra việc phòng dịch ở các chợ; tất cả các xe vận chuyển công cộng, xe taxi buộc phải mở cửa để lưu thông thoáng khí; siết chặt quản lý hàng quán ăn… là một số biện pháp lãnh đạo ngành y tế TPHCM đề nghị áp dụng để không cho dịch lây lan.

21/05/2021 14:06
Quang cảnh cuộc họp tại đầu cầu UBDN TPHCM. Ảnh: SGGP

Sáng 21/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM họp giao ban trực tuyến về phòng chống dịch trên địa bàn.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết trong những ngày qua, khi phát hiện ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2, ngành y tế phối hợp chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, áp dụng nghiêm các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly nhằm kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn.

Bên cạnh đó, triển khai đầy đủ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm quy định về thời gian cách ly tập trung và tần suất xét nghiệm trong khi cách ly tập trung; bàn giao và tiếp tục giám sát cách ly tại nơi cư trú sau khi kết thúc cách ly tập trung. Thường xuyên giám sát, đánh giá theo Bộ tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng chống dịch COVID-19; tổ chức kiểm tra và hướng dẫn để các bệnh viện đảm bảo xếp mức an toàn.

Liên quan đến 2 BN 4.514 và 4.853 mới đây, ông Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin ngành y tế đã xét nghiệm 10.556 trường hợp (10.518 âm tính, 38 người chờ kết quả). Trong đó, 200 trường hợp tiếp xúc gần (F1), 1.241 trường hợp tiếp xúc khác và xét nghiệm mở rộng tại các khu vực liên quan 9.113 trường hợp.

Về 4 ca mắc COVID-19 ngày 20/5 (các BN 4.780, 4.781, 4.782 và 1 bệnh nhân mới phát hiện tại quận Gò Vấp chưa được Bộ Y tế công bố), ngành chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm 1.861 người, gồm 100 người tiếp xúc gần (88 người âm tính và 12 người đang chờ kết quả); tiếp xúc khác và xét nghiệm mở rộng tại các khu vực liên quan 2.055 trường hợp (11 trường hợp âm tính, 2.044 trường hợp đang chờ kết quả).

"Với các ca này, Sở Y tế đều đề nghị BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM phân tích chủng biến thể của virus để xác định nguồn lây. Đến nay, ngoài 2 ca là BN 4.514 (ở TP. Thủ Đức) và BN 4.853 (Quận 7) xác định được nguồn lây từ người về từ Hải Phòng; 3 ca ở Quận 3 và 1 ca ở quận Gò Vấp hiện chưa có kết quả nguồn đến từ đâu, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nói.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, hiện Trung tâm đang tìm chứng cứ, cố gắng tìm nguồn lây của ca ở Quận 3 và quận Gò Vấp.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng nhấn mạnh dù chưa tìm được nguồn lây, nhưng việc đánh giá các nguy cơ, kiểm soát nguy cơ ở TPHCM là hết sức quan trọng. Thành phố cần yêu cầu tất cả các xe vận chuyển công cộng, xe taxi buộc phải mở cửa để lưu thông thoáng khí. Nếu không nguy cơ sẽ cao hơn vì khách lên xuống xe luôn thay đổi; trong giao dịch, khuyến khích thanh toán bằng thẻ, ví điện tử.

Đối với hàng quán, nếu phát hiện người không đeo khẩu trang thì cho đóng cửa ngay vì đây là nơi có tiếp xúc nhiều nhất; hàng quán phải lập vách ngăn, khuyến khích mua mang về.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho rằng cần siết chặt quản lý các hàng quán ăn. Đối với hàng quán nhỏ, nếu không đảm bảo quy tắc phòng dịch cần tạm ngưng hoạt động, không cho bán hàng tại chỗ và yêu cầu bán mang về. Những hàng quán được phép hoạt động bắt buộc phải bảo đảm giãn cách.

Các địa phương rà soát lại điểm bầu cử, nhắc nhở người dân 24 giờ trước khi đi bầu cử, chủ động khai báo y tế…

Ông Dương Anh Đức đề nghị các địa bàn chú ý kiểm tra công tác phòng chống dịch ở các chợ truyền thống, nhất là chợ tự phát; đẩy mạnh xử phạt người không đeo khẩu trang tại nơi đông người.

BT