• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời gian đi hợp tác lao động được tính hưởng BHXH?

(Chinhphu.vn) - Ngày 18/5/1984, ông Nguyễn Năng Sơn (TP. Hà Nội) được Bộ Quốc phòng cử đi lao động hợp tác tại Liên Xô (cũ). Ngày 15/2/1991 ông hết hợp đồng về nước có Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ. Tháng 5/2003, ông Sơn tham gia công tác, có đóng BHXH bắt buộc.

10/10/2017 07:02

Ông Sơn hỏi, ông có được cộng nối thời gian đi lao động hợp tác không? Nếu được cộng nối thời gian trên thì cần những thủ tục gì?

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng trả lời ông Sơn như sau:

Theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người lao động thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước nhưng không đúng hạn hoặc về nước đúng thời hạn nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm và đối tượng lao động xã hội được cử đi hợp tác lao động sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng BHXH bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:

Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 1/1/1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc BHXH một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Thời gian làm việc từ ngày 1/1/1995 trở đi, nếu đã đóng BHXH theo quy định của pháp luật BHXH mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ thì được tính hưởng BHXH.

Trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị tù giam trước ngày 1/1/1995 thì không thuộc đối tượng áp dụng quy định nêu trên.

Như vậy, nếu ông Sơn đáp ứng được các quy định nêu trên thì ông thuộc đối tượng được cộng nối thời gian công tác trước đó (trong đó có thời gian đi lao động hợp tác quốc tế) với thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc sau này để tính hưởng BHXH khi thôi công tác.

Về việc xem xét thủ tục, hồ sơ để cộng nối thời gian công tác trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng chế độ BHXH thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú để được xem xét, hướng dẫn và trả lời cụ thể.

Chinhphu.vn