• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lãnh đạo Cục Thú ý: Kiện toàn hệ thống thú y - không thể chậm trễ thêm

(Chinhphu.vn) – Sắp xếp lại hệ thống thú y chưa bài bản, thống nhất tại các địa phương đã khiến công tác thú y nhiều nơi bị đứt gãy. Trong khi dịch bệnh trên động vật diễn biến ngày một phức tạp, có ảnh hưởng cận kề đến sức khỏe của con người thì việc đòi hỏi kiện toàn kệ thống ngành này không thể chậm trễ thêm.

06/04/2021 08:08
TS. Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 414/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030. Theo TS. Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), Quyết định này sẽ giúp ngành thú y có cơ sở kiện toàn lại hệ thống, đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh động vật đang ngày càng phức tạp.

Sau khi sắp xếp lại hệ thống thú y cơ sở, nhiều địa phương đã sáp nhập công tác thú y vào các trung tâm dịch vụ nông nghiệp địa phương. Điều này tác động thế nào đến công tác thú y cả nước, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Long: Phải khẳng định là thiếu lực lượng thú y cơ sở, ngành thú y gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Đơn cử như dịch viêm da nổi cục mới xuất hiện trên trâu, bò thời gian gần đây, do không được phát hiện sớm ở cơ sở nên hiện không biết dịch bắt đầu từ đâu.

Tính từ thời điểm tháng 10/2020 đến nay, cả nước đã xảy ra 602 ổ dịch viêm da nổi cục tại 582 xã thuộc 130 huyện của 23 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 12.731 con, số gia súc tiêu hủy là 920 con.

Do không được phát hiện sớm, báo cáo sớm nên các địa phương không chủ động giám sát dịch bệnh, thiếu lực lượng thú y cơ sở nên cũng không thể giám sát được thực trạng người dân bán tháo đàn gia súc.

Từ năm 2018 đến nay, các địa phương đã sắp xếp lại hệ thống thú y các cấp theo hướng giảm đầu mối, giảm số lượng người tham gia thực hiện công tác thú y. Sau một thời gian đi vào hoạt động, các địa phương đã gặp rất nhiều khó khăn do chưa có văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện theo quy định của Luật Thú y; rất nhiều lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện không có chuyên môn về thú y, không nắm được các nhiệm vụ, không tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y.

Trong bối cảnh dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp, hệ thống thú y, nhất là ở cơ sở có vai trò như thế nào?

TS. Nguyễn Văn Long: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có trên 75% loại dịch bệnh nguy hiểm ở người có nguồn gốc từ động vật, điển hình như bệnh COVID-19, SARS, MERS CoV, NIPAH, Ebola, cúm gia cầm, cúm lợn, dại, nhiệt thán, bò điên, liên cầu khuẩn, lao bò… Tại Việt Nam, dịch bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 năm 2003 đã khiến 64 người thiệt mạng, gây tổn thất khoảng 0,5% GDP vào năm 2003-2004. Kiểm soát tốt dịch bệnh động vật cũng là cách để bảo vệ sức khỏe con người.

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang có nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm lưu hành và gây bệnh ở động vật như Dịch tả lợn châu Phi (gây thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 28.000 tỷ đồng), lở mồm long móng, tai xanh… đã và đang gây tổn thất rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, tác động lớn đến CPI, nguồn cung thực phẩm; dịch bệnh cũng là rào cản kỹ thuật rất lớn đối với xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật từ Việt Nam sang các nước.

Bên cạnh đó, có một thực tế là tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến mà một trong những nguyên nhân là do việc lạm dụng thuốc thú y, sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc, không theo hướng dẫn sử dụng còn xảy ra trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thiếu lực lượng thú y cơ sở, ngành thú y thiếu bàn tay nối dài để giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, trong kiểm soát những vi phạm xảy ra trong quá trình phòng chống dịch bệnh.

Tôi chỉ lấy ví dụ thế này, hiện đa số các tỉnh, thành phố phía bắc không có đủ nguồn nhân lực để thực hiện việc kiểm soát giết mổ, chỉ kiểm soát được khoảng 30% trong tổng số 27.700 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Trong khi đó, hiện nay, các nước nhập khẩu đều yêu cầu sản phẩm động vật của Việt Nam (bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, thủy hải sản…) xuất khẩu phải được sản xuất và giám sát theo chuỗi và đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Do đó, việc thay đổi hệ thống thú y như hiện nay sẽ dẫn đến hệ thống thú y không vận hành theo đúng quy định của quốc tế, yêu cầu của các nước và quy định của Việt Nam; rất khó khăn trong việc tổ chức triển khai giám sát an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình phòng chống dịch bệnh động vật ngày càng diễn biến phức tạp, theo ông, lực lượng thú y cần được kiện toàn như thế nào?

TS. Nguyễn Văn Long: Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, các địa phương đã sắp xếp lại hệ thống thú y các cấp theo hướng giảm đầu mối, giảm số lượng, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng.

Tuy nhiên, như tôi đã nói, dịch bệnh trên động vật ngày càng phức tạp, mấy năm gần đây liên tục xuất hiện các dịch bệnh mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y ở địa phương thì việc duy trì trạm thú y theo quy định của Luật Thú y là cần thiết.

Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, trong thời gian tới cần rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Về lâu dài, ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thú y, tăng cường năng lực ngành thú y, nhân lực, trang thiết bị, việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y sẽ tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và đề xuất trong quá trình tổng kết, đánh giá thi hành Luật Thú y, bảo đảm tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và quá trình hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh động vật thì việc nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cơ sở cũng rất quan trọng vì dịch bệnh ngày càng có những biến đổi khó lường. Ví dụ như dịch cúm gia cầm, mỗi năm lại xuất hiện một chủng mới và khi đó, mọi biện pháp phòng chống, chiến lược tiêm phòng vaccine phải thay đổi.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Hương (thực hiện)